WELCOME TO VISIT LOVE LAND

LOVE IS LIFE - LIFE IS BEAUTIFUL. CUỘC SỐNG LÀ SỰ LỰA CHỌN - ĐỪNG LỰA CHỌN SAI LẦM ĐỂ PHÁ HỦY TẤT CẢ.

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

VỊ KHÁCH KHÔNG MỜI Chương 12


Chương 12: Kẻ châm ngòi chiến tranh.


Tôi nhờ anh trai làm cho một bộ hồ sơ công nhân. Trong hàng ngàn, hàng vạn người, tôi hy vọng có chỗ ẩn nấp cho cuộc sống nhỏ bé của mình.

Tôi làm việc cho một công ty may xuất khẩu. Dù không thích công ty may nhưng 80 phần trăm cụm công nghiệp ở đây hoạt động trong lĩnh vưc may mặc mơi có nhu cầu tuyển lao động chưa biết tay nghề.

Tôi nằm trong số đó nên người ta giao cho tôi công việc phụ chuyền lặt vặt. Công việc này khá nhẹ nhàng lương không cao nhưng tôi chấp nhận còn hơn không có việc.

- A! Chị hàng xóm mới đến.
Trong giờ ăn trưa, có ai đó gọi tôi.
- Là em hả?
Hóa ra là cô bé cùng xóm trọ. Cô bé ở phòng bên cạnh nhưng chưa từng nói chuyện. Gặp cô bé ở đây, tôi đỡ phần lạ lẫm.
- Nhà ăn này lớn thế?
- Chuyện, nhà ăn cho ba ngàn công nhân mà lại.
Quen với cơm ăn công sở rồi đến ăn cơm công nghiệp, tôi dường như không nuốt nổi.

Người ta nói công nhân ở đây được bao trưa miễn phí. Thảo nào, cái gì miễn phí cũng đều là cái không ngon. Tôi xúc hai thìa cơm rồi ra vườn hoa phía sau nhà xưởng ngồi đờ đẫn.

Trời có vẻ sắp mưa nên cơn nắng buổi trưa hiền dịu lạ thường, gió cũng thổi lên vài cơn hiu hiu lành lạnh. Tôi nhắm mắt thư thái ngủ cho đến khi... Rầm! Tôi giật thót mình.
- Mấy giờ rồi còn ở đây ngủ? Công nhân xưởng nào?
Cô bảo vệ mặc áo đồng phục xanh đang đập tay vào bàn quát tôi ầm ĩ. Tôi ngơ ngác khai tên tuổi rồi phi vào nhà máy. Có điều nhà xưởng rộng quá. Xưởng nào cũng có cấu trúc như xưởng nào, tôi mất nửa tiếng mới tìm thấy vị trí của mình.

Tôi vừa hớn hở phi vào, cả chuyền may của tôi nhìn tôi ngơ ngác. Tôi tiến đến gần ai đó, định cúi xuống hỏi chuyện gì thì cô ta lại cúi xuống dận xình xịch cái máy may công nghiệp.
Thật vô vị. Tôi mấp máy môi lẩm bẩm chưa hết câu thì... ào ào ào. Tôi cảm giác như nước lũ đang ngập đầu mình. Mụ tổ trưởng mắng tôi xối xả đến nỗi nước bọt bắn đầy mặt tôi thì chứng tỏ công phu của mụ lớn thế nào.
Mắng là một chuyện nhưng mắng thô thiển thì tôi không thể chấp nhận. Tôi quắc mắt lên nhìn mụ định nói câu gì thì có ai đó kéo tay tôi lại.

Cũng có người khác kéo mụ ấy đi. Người phụ nữ kéo tay tôi lại đưa cho tôi một đống hàng bảo tôi ngồi xuống làm việc đi, đừng phiền phức nữa.

Tôi không biết mọi chuyện thế nào nhưng cũng có thể hình dung được cô ấy vừa mới giúp tôi tránh khỏi đại nạn. Nhưng mụ tổ trưởng xúc phạm tôi, tôi không cam tâm, dù không nói thêm câu gì nhưng cũng không cảm kích cô ts. Tôi mặt nặng mày nhẹ, cô ấy nhìn tôi lắc đầu.

Giữa giờ chiều, nghỉ giải lao mười phút. Cô ấy kéo tôi ra góc nhà vệ sinh hỏi:
- Em chưa đi làm công nhân bao giờ à?
Tôi thật thà lắc đầu. Cô ấy thở dài giới thiệu:
- Chị tên Quỳnh. Em tên gì?
- Em tên Vy.
- Em chưa đi làm công nhânbao giờ nên em chưa biết. Ở đây có nhiều luật lệ thủ tục lắm. Sai một tý là ăn điểm phạt, cuối tháng bị trừ lương.
Nghe đến tiền, tôi bỗng dưng dễ bảo lạ thường.
- Vậy chị đi trước có gì bảo em,
Quỳnh nhìn tôi mỉm cười. Cô ấy 28 tuổi chưa chồng nhưng so với tôi thì thật đáng làm chị kể cả về ngoại hình lẫn suy nghĩ. Quỳnh là công nhân may ở đây đã được 12 năm.
Thật khủng khiếp. Tuổi thanh xuân của cô hao mòn trong bốn bức tường công nghiệp. Đến bây giờ có tuổi rồi, người yêu chưa có, tiền cũng không. Cô chẹp miệng bảo cố làm nốt để lấy cái bảo hiểm xã hội về già.

Tôi nghe cô nói vậy mà ai oán xót thương. Làm một phép so sánh thế này. Ví cuộc đời một người công nhân như một ngày đi làm 8 tiếng thì ngoại trừ 30 phút ồn ào lúc đi làm cùng 30 phút ồn ào lúc tan sở thì còn lại tuổi thanh xuân của họ chính là cái không khí đồng không hiu quạnh ngàn năm không người ở đấy.
Tôi nghĩ đến đây thì rùng mình, cuộc đời tôi vốn thê thảm, nay lọt vào đây thì chẳng khác gì bông hoa lục bình lạc giữa dòng nước lạ.

Tuy nhiên, người ta có thể chịu đựng được thì sao tôi lại từ bỏ. Tôi ngoan ngoãn nghe lời chỉ bảo của Quỳnh. Quỳnh là lão thợ may ở đây. Năng suất của cô góp phần giúp chuyền may vượt tiến độ sản xuất. Mụ tổ trưởng khá ưu ái cô, mụ đồng ý cho tôi làm chân sai vặt, nhặt chỉ lỗi chính của cô. Lúc cần thiết thì tôi sẽ đi hỗ trợ bộ phận khác.
Tôi cười cứng ngắc nhìn Quỳnh và mụ tổ trưởng. Hóa ra, không có ai cho không ai cái gì. Người ta tốt với mình luôn có mục đích riêng. Nếu ở trong thời cổ đại, tôi lúc này chẳng khác nào là a hoàn của a hoàn.

Nhưng, thôi đành chấp nhận. Tôi càng ngoan ngoãn nghe lời Quỳnh bao nhiêu thì số người bắt nạt tôi càng ít.
- Vy, mang đống hàng này sang xưởng hoàn thành.
- Vy, đi lấy nước thay bình hơi bàn là cho chị.
Mụ là gấp, đóng gói sai tôi đủ điều.
Quỳnh thấy vậy gọi tôi lại:
- Vy, không phải đi. Có chân không tự đi mà lấy. Quay về đây sửa hàng cho chị.
- Cô có tay mà không tự đi sửa. Nó là người hầu của cô chắc. Mụ là gấp cũng không vừa, chị ta bốp chát lại.
- Cô nói ai coi ai là người hầu. Miệng chó không biết nói lời hay. Quỳnh ba máu sáu cơn nhảy chồm chồm đến.
Thực ra, lời mụ đóng gói là gấp, tôi cũng không để ý lắm. Nhưng thấy Quỳnh phản ứng như vậy. Có tật thì giật mình, cô ta đúng là coi tôi như người hầu thật nên mới tức giận như thế chứ.
Nghĩ đến đây, tôi hơi khó chịu. Tôi có chút ích kỷ muốn đổ thêm dầu vào lửa. Tôi nhẹ nhàng nói với Quỳnh:
- Không sao đâu chị. Em đi lấy nước một tý rồi về sửa hàng ngay. Chị ấy cũng hay giúp em làm cái nọ, cái kia mà.
Tôi tỏ ra hiền lành, biết ý lại là một đả kích lớn với sự đanh đã của Quỳnh. Mụ đóng gói là gấp bĩu môi nhiếc xéo:
- Thấy chưa, em nó còn nhỏ mà hiểu chuyện như thế chứ không như kẻ nào dựa hơi mà kênh kiệu.
Bộp, bộp, bộp. Vận tốc âm thanh nhanh hơn vận tốc ánh sáng. Tôi nghe thấy tiếng hét thất thanh lập tức quay lại thì cả một mớ hỗn độn trước mắt.
 Tiếng cãi nhau, tiếng chửi bới, tiếng xé quần áo. Hóa ra mọi chuyện đâu có đơn giản. Một cái chuyền may tầm thường thôi ấy thế mà cũng chia bè kết cánh.

Sau gần một tiếng hòa giải nhà xưởng náo loạn mới ổn được thế cân bằng.
 Trang là tên mụ đóng gói. Trang và Quỳnh ban đầu vốn là bạn thân. Chuyền may của tôi là chuyền may đạt hiệu suất cao nhất toàn xưởng. Công đầu là do thợ may giỏi, công lớn tương đương là do thợ là gấp. Lẽ ra, hai công việc nối tiếp nhau này cần bổ trợ cho nhau nhưng Quỳnh khéo ăn, khéo nói, khéo đả kích được tổ trưởng yêu quý hơn nên tiền thưởng cũng cao hơn. Vì thế mà Trang bắt đầu bài xích Quỳnh.

Hóa ra, tiền có sức mạnh to lớn đến thế. Nó không những làm rạn nứt một mối quan hệ mà nó khiến người ta kéo bè kết phái chẳng khác nào xã hội đen. Hai đầu sỏ đánh nhau, những người thuộc phe Trang nóng mắt những người thuộc phe Quỳnh. Họ xông vào ẩu đả oanh tạc nhau. Tôi ngây người đứng nhìn, Người xưởng khác cũng ngây người đứng nhìn tôi. Tôi bỗng chốc nổi tiếng thành kẻ châm ngòi chiến tranh.


Chương 11   -   Hết chương 12   -   Chương 13

Không có nhận xét nào: