Chương 9: Mặt nạ.
Một trong những tính cách bản chất của con người chính là đố kỵ. Đố kỵ sinh ra bởi vì ngưỡng mộ thứ người ta có được mà mình không có được nên đâm ra ghen ghét. Nhiều khi không ăn được sẽ đạp đổ, nhưng nhiều khi, người bên cạnh mình càng tỏa sáng, càng khiến mình thiếu tự tin. Nhưng dù thể hiện bằng cách nào thì những con người đố kỵ nhau luôn khiêu khích nhau, trả đũa nhau bằng những ý nghĩ, lời lẽ, hành động rất động chạm. Và ngoài ra, nếu ta đố kỵ họ mặt này thì ở mặt khác, họ lại ghen ghét ta. Vì vậy trong cái vòng luẩn quẩn này, tất cả đều bị tổn thương.
Buổi chiều, tan làm về, Phượng ríu rít như chim chích bên tai tôi mọi chuyện trên trời dưới biển. Nhưng chủ đạo vẫn là vấn đề về Bích Diệp tiểu thư.
Theo như lời Phượng nói thì Bích Diệp chính là phu nhân của giám đốc nhân sự Phan Vũ. Anh ta cũng chính là người đàn ông dừng lại trước mắt tôi mấy giây lúc sáng.
Ồ! Nghe đến đây, tôi thấy thật nực cười. Anh ta gọi Bích Diệp là người đẹp 6S. Thật là... vợ hát, chồng khen hay. Tôi không biết nên dùng từ giả tạo hay lãng mạn để miêu tả họ đây.
Theo như cách của Phượng nói thì vợ chồng nhà họ rất là lãng mạn.
- Ôi, hai anh chị ấy lãng mạn lắm. Lấy nhau cũng lâu rồi mà lúc nào cũng ngọt ngào như cặp tình nhân. Không nói là vợ chồng thì không ai biết.
- Vậy họ vô cùng hạnh phúc. Tôi chêm vào một câu.
- Rất rất hạnh phúc. Ghen tỵ chết mất. Trên thế giới này mà có thể gặp người đàn ông si tình như giám đốc nhân sự thì dù nhảy vào nước sôi lửa bỏng mình cũng cam tâm.
- Ha ha, có nói quá không? Tôi bật cười.
- Thật đấy. Vẻ mặt Phượng rất nghiêm túc.
Cậu không biết chứ, giám đốc nhân sự là con độc đinh của nhà họ Phan nhưng Bích Diệp lại không có khả năng mang thai. Nghe nói gia đình anh ấy bắt anh ấy phải cưới người khác, biết đẻ con. Nhưng anh ấy kiên quyết không ly hôn, quyết đồng cam cộng khổ cùng với vợ chữa bệnh. Y học càng ngày càng phát triển, tất cả mọi chuyện đều sẽ có cách. Bố mẹ anh ấy giận điên người đòi từ mặt con trai. Anh ấy thà bỏ ra ngoài chứ không bỏ vợ.
- Đúng là mỹ nhân họa thủy.
Nghe Phượng nói vậy mà tôi bất giác thốt lên một câu. Người con gái đẹp xưa nay luôn là mầm mống của mọi tai họa. Nhưng như thế thì sao chứ? Tôi đả kích tình nghĩa của họ mà ai oán cho bản thân.
Cuộc đời của Bích Diệp quả là có nhiều nét tương đồng với cuộc đời tôi. Thế nhưng cuộc đời tôi lại thê thảm quá!
Thân em như hạt mưa sa, hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày. Là số phận đưa đẩy hay là tình yêu của Phong đối với tôi không đủ lớn? Mà anh đã vội vã rời bỏ tôi thế này.
Bỗng chốc, ký ức vốn buộc chặt trong trái tim tôi từ từ bị tháo nút.
Tôi và anh đến với nhau khi cả hai đã trưởng thành nhưng đôi lúc anh vẫn ôm tôi vào lòng nói với tôi một vài câu sến súa. "Nếu vì một lý do nào đó mà anh và em cùng ở một chỗ nhưng lại xuất phát về hai hướng đối diện thì anh sẽ tình nguyện đi ngược để lúc nào cũng bắt kịp em.'' -"Trong bao lâu?'' - "Đủ lâu đến khi em không còn yêu anh nữa."
Ấy thế mà chưa đầy hai năm, tôi vẫn còn chưa hết yêu anh, anh đã vội vã đến bên người khác.
Tại sao? Tại sao thế chứ? Tâm can tôi gào thét. Nhưng người con gái đang đi bên cạnh tôi lúc này lại buộc tôi nuốt ngược những giọt nước mắt đắng nghét đang muốn trào ra, trôi ngược vào trong lòng.
.
- A! Bạn trai mình đang chờ mình. Mình xin lỗi nhé, cậu đi chợ hộ mình được không?
- Ừ, cậu thích ăn gì?
- Gì cũng được. Bọn mình tối nay sẽ không về đâu. Hí hí, ngại quá, cậu mới đến mà mình lại đi.
- Không sao. Hôm nào khao mình một bữa là được.
- OK, Mà cậu có người yêu chưa? Nói đi, chưa có mình bảo anh ấy giới thiệu bạn anh ấy cho.
- Ừ, chưa. Hỏi nhiều thế làm gì chứ? Người yêu đang mọc rễ ở nhà kìa.
Tôi nhìn Phượng rời đi, nụ cười tôi cứng ngắc. Tôi bất giác ghen tỵ với cô, với Bích Diệp. Ước mơ một gia đình và những đứa trẻ mãi mãi bị xóa khỏi từ điển ngôn ngữ của tôi mất rồi. Tôi giờ đây đang đeo trên mình một chiếc mặt nạ Tường Vy. Bất chợt, tôi thấy đố kỵ với hoa hồng.
Lang thang trong siêu thị một lúc, tôi trở về nhà.
Lao vào phòng tắm, tôi mặc cho những dòng nước lạnh xối xả từ đầu đến chân. Tôi tự hỏi lòng mình Bích Diệp có hứng thú với tôi ư? Vậy bây giờ, tôi cũng có hứng thú với cô ta rồi nhé.
Cuộc sống của tôi cứ thế đều đặn sáng đi làm, tối về nhà trọ. Phượng ở với tôi một tuần chỉ có hai đến ba ngày còn đa phần cô ấy ở chỗ người yêu. Tôi khẽ lắc đầu nhìn cô ấy, giới trẻ bây giờ thật là phóng khoáng. Hóa ra. cô ta rủ tôi về chỉ là cái bóng để che mắt thiên hạ. Nhưng như thế với tôi lại tốt, tôi vừa có cuộc sống một mình mà tiền nhà vẫn được san sẻ.
Thành ra, tôi thân thiết với Nhã Lan nhiều hơn.
- Chị Vy, chị Kim Anh gọi chị lên tầng 5.
- Ừ, cảm ơn em.
Nghe Nhã Lan nói vậy, tôi vội vã phi vào thang máy.
- Chị Kim Anh gọi em.
Kim Anh đang tháo hàng từ trên giá xuống. Cô ta đủng đỉnh cho tôi đứng chờ nửa ngày rồi mới lên tiếng.
- Khả năng đứng tốt, chiều nay cô đến hỗ trợ bộ phận gấp gói. Công việc rất đơn giản, chỉ cần đứng dỡ hàng từ trong thùng dỡ ra.
Làm việc với Nhã Lan một vài tuần, cô ta dạy cho tôi cách luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu. Tôi chẳng qua thấy Kim Anh có vẻ không ưa gì mình nên mới kiên nhẫn lấy lòng cô ta như vậy. Ai ngờ, tâm ý của tôi được đáp trả bằng một tuần khổ sai gấp gói.
Công việc ở đây khá đơn giản, chỉ việc dán nhãn vào những gói hàng được chuyển đến qua băng chuyền tự động. Mỗi tội, tôi phải đứng, lại không được nói chuyện cũng như không được nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Bởi xưởng đóng gói nằm dưới tầng hầm. Chúng tôi ăn ở, ngủ nghỉ luôn ở trong đó. Tiền có lẽ sẽ được nhân đôi. Tôi dù thích tiền nhưng thi thoảng vẫn tự hỏi, ở đây mà xảy ra cháy nổ thì lối nào thoát thân?
Thiện tai, thiện tai. Tôi rùng mình vả vào cái miệng xúi quẩy của mình hai cái. Cô nàng đứng đối diện ngẩng lên nhìn tôi một cách cổ quái. Tôi làm mặt quỷ đáp lại cô ta, cô ta liền cúi xuống lặng thinh. Đúng là vô vị và buồn chán. Tôi ngước mắt lên trần nhà phùng mang trợn má thở dài. Chiếc camera quay trái quay phải, quay đúng về phía tôi. Tôi lè lưỡi nhìn thẳng vào nó. Ông trời ơi! Bao giờ tôi mới hết kiếp nạn.
Ngày thứ bảy, chân tôi tê dại, muốn đứng cũng không được, ngồi cũng không xong.
Tôi tự hỏi mình, thân thiết với Nhã Lan là tốt hay là sai? Không có câu trả lời.
Tôi lại tự hỏi Kim Anh cố ý hành hạ tôi phải không? Không có câu trả lời.
Tôi tự hỏi Phượng có về nhà không. Không. Tôi có câu trả lời.
Tôi sung sướng tự mình hỏi thêm vài câu nữa. Có câu trả lời được, có câu thì không.
Đến cuối cùng, tôi tự hỏi, sao xưởng đóng gói lại ở đây? Sản xuất lẽ ra ở ngoài khu công nghiệp cơ mà.
A! Biết rồi. có lẽ nào lô hàng lỗi? Lỗi nên mới phải xử lý trong tầng hầm kín thế này. Vấn đề thông thoáng nhà xưởng, người tầm thường như tôi cũng nghĩ đến rủi ro, lẽ nào bọn tư bản các người không nghĩ đến. Tự dưng ngộ ra được chân lý. Tôi thích thú cúi xuống nhìn gói hàng và những chiếc tem.
Trước đây, khi học đại học, tôi ở cùng cô bạn học khoa thiết kế vải. Môn học của cô ấy có vẻ khó nên suốt ngày, cô ấy rả rích bên tai tôi những thuật ngữ chuyên ngành. Tôi lúc ấy tuy không chú ý nhưng vẫn nhớ cái ký kiệu Pe và Co/Pe rõ ràng rất khác nhau về tính chất. Ở đây cũng xuất hiện hai ký hiệu ấy. Một ở trên tem, một in ở hộp hàng. Có điều tất cả nhãn cùng loại Pe nhưng hộp hàng lại hiển thị chữ Co/Pe. Tôi hét lên thất thanh:
- Chết rồi, chết rồi, nhầm rồi.
Cô gái đứng đối diện tôi bị làm cho giật mình nhấn nút báo khẩn cấp bên cạnh.
Trong phút chốc, tầng hầm nháo nhác, toàn người là người vây xung quanh tôi.
Tôi ngước mắt lên đúng lúc giám đốc nhân sự phóng tầm mắt xuống xé nát trái tim tôi.
Cao, đẹp trai, trẻ. Đó là ba tính từ miêu tả chính xác nhất về anh. Có điều lúc này đây, tôi không tâm trạng nào để thưởng thức.
Kim Anh xé nát màng nhĩ tôi:
- Cô bị điên à, cô có biết trường hợp nào mới được phép nhấn nút khẩn cấp không?
Thì ra đây là nút báo khẩn cấp - nút cảnh báo nguy hiểm của nguy hiểm. Có lẽ nghe thấy từ chết mà cô nàng kia hoảng sợ nên ấn phải. Cô ta nhún vai nhìn tôi vô tội. Tôi cũng tỏ vẻ vô tội nhìn Kim Anh.
- Em không biết.
Kim Anh tức tái mặt, cô ta vung tay lên, tôi phản xạ tự nhiên né, né đâu không né, né đúng về phía giám đốc nhân sự Phan Vũ.
- Tại hàng lỗi. Tôi bối rối nhìn anh đang đỡ mình. Anh nghe thấy tôi nói thế thì cau đôi lông mày, khẽ gằn giọng.
- Kim Anh.
Kim Anh mặt cắt không còn giọt máu. Tôi thấy thế mà hoảng hốt, run sợ.
Phan Vũ rỉ tai một người đàn ông bên cạnh, sau đó quay sang tôi:
- Cô tên là gì?
- Em tên Vy.
- Cô Vy. Theo tôi lên đây một lát.
- Vâng.
Tôi liếc nhìn Kim Anh, liếc nhìn tầng hầm một lượt. Tôi theo Phan Vũ lên tầng 21.
Woa! Tòa nhà này 21 tầng. Vậy nghĩa là, tôi đang thẳng tiến lên tầng thượng đỉnh rồi ư.
Đứng cạnh giám đốc Phan Vũ điển trai, tâm trạng tôi có chút phức tạp.
- Cô cảm thấy nguy hiểm? Phan Vũ lên tiếng khi cánh cửa thang máy tầng 21 vừa mở ra.
- Tầng thượng đỉnh này có vẻ kì bí. Nhưng đi với giám đốc, tôi lại thấy an tâm.
Tôi cẩn thận trả lời anh ta.
Phan Vũ khẽ cười. Anh đưa tôi vào một căn phòng nhỏ, có một chiếc ghế nhỏ, một chiếc bàn cũng không lớn lắm vừa đủ đặt một chiếc máy tính.
Tôi ngồi vào chiếc ghế nhỏ đó, anh ngồi vào chiếc đối diện trước bàn đặt máy tính.
Anh gõ tay, nhìn thẳng vào mắt tôi. Tôi phút chốc cảm tưởng như mình là kẻ tội phạm đang bị bức cung.
- Cô tên là gì?
- Em tên là Vy. Tôi ngạc nhiên khi Phan Vũ hỏi lại tên tôi.
- Trần Tường Vy. Tôi xác nhận một lần nữa.
- Có biết vì sao tôi gọi cô lên đây không?
- Dạ không.
- Tại sao cô lại ở đây?
- Hả? Tôi há miệng ngạc nhiên.
- Vì hồ sơ của cô không được lưu trữ trong phòng nhân sự. Điều đó có nghĩa là cô không phải là người của công ty.
- Nhưng em làm việc ở đây một tháng... Tôi hoảng hốt chưa kịp nói hết câu thì Phan Vũ ngắt lời tôi lại.
- Những chuyện khác, tôi không quan tâm, tôi chỉ biết hiện tại cô đang xâm phạm trái phép tầng hầm bảo mật của công ty. Camera giám sát đã ghi lại hình ảnh.
Một giây, hai giây...
Một phút, hai phút...
Mười phút sau, tôi mới hoàn hồn, tôi chắp vá lại các sự kiện.
Khi nghe Phan Vũ nói hồ sơ của tôi không được lưu trữ trong phòng nhân sự, tôi vốn tưởng tháng này mình làm không công rồi. Nhưng mọi chuyện hình như không có đơn giản như vậy. Cái gì mà camera, cái gì mà xâm phạm trái phép, cái gì mà tầng hầm bảo mật. Những câu nói này mang nặng tính chất pháp luật. Tôi nín hơi bình sinh, nói một câu thật lạnh lùng:
- Vậy thì các anh nên kiện tôi.
Phan Vũ chớp mắt ngạc nhiên ba giây. Sau đó anh mỉm cười:
- Tôi đang thảo đơn.
- Vậy tôi ngồi chờ. Khi nào xong, anh giải tôi đi một thể.
- Cô không sợ?
- Có, tất nhiên là có.
Phan Vũ gõ gõ bàn tay nhìn chờ đợi. Camera quay trái, quay phải. Tôi nhằm đúng hướng nó chiếu vào mình, tôi nhoài người ghé sát vào tai anh ta thì thầm giọng gió.
- Anh có sợ không? Vợ anh đang ngồi trước Camera giám sát kìa.
Phan Vũ bật cười thành tiếng. Ánh mắt anh ta nhìn tôi sâu thẳm, tựa như hồ không đáy. Tôi bất giác rùng mình. Có ai đó nói có thể giết người bằng đôi mắt, thì miêu tả ấy thật chuẩn xác trong hoàn cảnh này. Ánh mắt Phan Vũ lộ khí sát thương.
Tay tôi hơi run run nhưng vẫn cố đáp trả anh ta một nụ cười.
- Đánh vào điểm yếu của một người đàn ông. Cô có biết hậu quả thế nào không?
Phan Vũ nhìn tôi thích thú.
Tôi chống tay, day trán.
- Không. Nhưng anh đừng kích thích sự ham muốn của người đàn bà.
Một trong những tính cách bản chất của con người chính là đố kỵ. Đố kỵ sinh ra bởi vì ngưỡng mộ thứ người ta có được mà mình không có được nên đâm ra ghen ghét. Nhiều khi không ăn được sẽ đạp đổ, nhưng nhiều khi, người bên cạnh mình càng tỏa sáng, càng khiến mình thiếu tự tin. Nhưng dù thể hiện bằng cách nào thì những con người đố kỵ nhau luôn khiêu khích nhau, trả đũa nhau bằng những ý nghĩ, lời lẽ, hành động rất động chạm. Và ngoài ra, nếu ta đố kỵ họ mặt này thì ở mặt khác, họ lại ghen ghét ta. Vì vậy trong cái vòng luẩn quẩn này, tất cả đều bị tổn thương.
Buổi chiều, tan làm về, Phượng ríu rít như chim chích bên tai tôi mọi chuyện trên trời dưới biển. Nhưng chủ đạo vẫn là vấn đề về Bích Diệp tiểu thư.
Theo như lời Phượng nói thì Bích Diệp chính là phu nhân của giám đốc nhân sự Phan Vũ. Anh ta cũng chính là người đàn ông dừng lại trước mắt tôi mấy giây lúc sáng.
Ồ! Nghe đến đây, tôi thấy thật nực cười. Anh ta gọi Bích Diệp là người đẹp 6S. Thật là... vợ hát, chồng khen hay. Tôi không biết nên dùng từ giả tạo hay lãng mạn để miêu tả họ đây.
Theo như cách của Phượng nói thì vợ chồng nhà họ rất là lãng mạn.
- Ôi, hai anh chị ấy lãng mạn lắm. Lấy nhau cũng lâu rồi mà lúc nào cũng ngọt ngào như cặp tình nhân. Không nói là vợ chồng thì không ai biết.
- Vậy họ vô cùng hạnh phúc. Tôi chêm vào một câu.
- Rất rất hạnh phúc. Ghen tỵ chết mất. Trên thế giới này mà có thể gặp người đàn ông si tình như giám đốc nhân sự thì dù nhảy vào nước sôi lửa bỏng mình cũng cam tâm.
- Ha ha, có nói quá không? Tôi bật cười.
- Thật đấy. Vẻ mặt Phượng rất nghiêm túc.
Cậu không biết chứ, giám đốc nhân sự là con độc đinh của nhà họ Phan nhưng Bích Diệp lại không có khả năng mang thai. Nghe nói gia đình anh ấy bắt anh ấy phải cưới người khác, biết đẻ con. Nhưng anh ấy kiên quyết không ly hôn, quyết đồng cam cộng khổ cùng với vợ chữa bệnh. Y học càng ngày càng phát triển, tất cả mọi chuyện đều sẽ có cách. Bố mẹ anh ấy giận điên người đòi từ mặt con trai. Anh ấy thà bỏ ra ngoài chứ không bỏ vợ.
- Đúng là mỹ nhân họa thủy.
Nghe Phượng nói vậy mà tôi bất giác thốt lên một câu. Người con gái đẹp xưa nay luôn là mầm mống của mọi tai họa. Nhưng như thế thì sao chứ? Tôi đả kích tình nghĩa của họ mà ai oán cho bản thân.
Cuộc đời của Bích Diệp quả là có nhiều nét tương đồng với cuộc đời tôi. Thế nhưng cuộc đời tôi lại thê thảm quá!
Thân em như hạt mưa sa, hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày. Là số phận đưa đẩy hay là tình yêu của Phong đối với tôi không đủ lớn? Mà anh đã vội vã rời bỏ tôi thế này.
Bỗng chốc, ký ức vốn buộc chặt trong trái tim tôi từ từ bị tháo nút.
Tôi và anh đến với nhau khi cả hai đã trưởng thành nhưng đôi lúc anh vẫn ôm tôi vào lòng nói với tôi một vài câu sến súa. "Nếu vì một lý do nào đó mà anh và em cùng ở một chỗ nhưng lại xuất phát về hai hướng đối diện thì anh sẽ tình nguyện đi ngược để lúc nào cũng bắt kịp em.'' -"Trong bao lâu?'' - "Đủ lâu đến khi em không còn yêu anh nữa."
Ấy thế mà chưa đầy hai năm, tôi vẫn còn chưa hết yêu anh, anh đã vội vã đến bên người khác.
Tại sao? Tại sao thế chứ? Tâm can tôi gào thét. Nhưng người con gái đang đi bên cạnh tôi lúc này lại buộc tôi nuốt ngược những giọt nước mắt đắng nghét đang muốn trào ra, trôi ngược vào trong lòng.
.
- A! Bạn trai mình đang chờ mình. Mình xin lỗi nhé, cậu đi chợ hộ mình được không?
- Ừ, cậu thích ăn gì?
- Gì cũng được. Bọn mình tối nay sẽ không về đâu. Hí hí, ngại quá, cậu mới đến mà mình lại đi.
- Không sao. Hôm nào khao mình một bữa là được.
- OK, Mà cậu có người yêu chưa? Nói đi, chưa có mình bảo anh ấy giới thiệu bạn anh ấy cho.
- Ừ, chưa. Hỏi nhiều thế làm gì chứ? Người yêu đang mọc rễ ở nhà kìa.
Tôi nhìn Phượng rời đi, nụ cười tôi cứng ngắc. Tôi bất giác ghen tỵ với cô, với Bích Diệp. Ước mơ một gia đình và những đứa trẻ mãi mãi bị xóa khỏi từ điển ngôn ngữ của tôi mất rồi. Tôi giờ đây đang đeo trên mình một chiếc mặt nạ Tường Vy. Bất chợt, tôi thấy đố kỵ với hoa hồng.
Lang thang trong siêu thị một lúc, tôi trở về nhà.
Lao vào phòng tắm, tôi mặc cho những dòng nước lạnh xối xả từ đầu đến chân. Tôi tự hỏi lòng mình Bích Diệp có hứng thú với tôi ư? Vậy bây giờ, tôi cũng có hứng thú với cô ta rồi nhé.
Cuộc sống của tôi cứ thế đều đặn sáng đi làm, tối về nhà trọ. Phượng ở với tôi một tuần chỉ có hai đến ba ngày còn đa phần cô ấy ở chỗ người yêu. Tôi khẽ lắc đầu nhìn cô ấy, giới trẻ bây giờ thật là phóng khoáng. Hóa ra. cô ta rủ tôi về chỉ là cái bóng để che mắt thiên hạ. Nhưng như thế với tôi lại tốt, tôi vừa có cuộc sống một mình mà tiền nhà vẫn được san sẻ.
Thành ra, tôi thân thiết với Nhã Lan nhiều hơn.
- Chị Vy, chị Kim Anh gọi chị lên tầng 5.
- Ừ, cảm ơn em.
Nghe Nhã Lan nói vậy, tôi vội vã phi vào thang máy.
- Chị Kim Anh gọi em.
Kim Anh đang tháo hàng từ trên giá xuống. Cô ta đủng đỉnh cho tôi đứng chờ nửa ngày rồi mới lên tiếng.
- Khả năng đứng tốt, chiều nay cô đến hỗ trợ bộ phận gấp gói. Công việc rất đơn giản, chỉ cần đứng dỡ hàng từ trong thùng dỡ ra.
Làm việc với Nhã Lan một vài tuần, cô ta dạy cho tôi cách luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu. Tôi chẳng qua thấy Kim Anh có vẻ không ưa gì mình nên mới kiên nhẫn lấy lòng cô ta như vậy. Ai ngờ, tâm ý của tôi được đáp trả bằng một tuần khổ sai gấp gói.
Công việc ở đây khá đơn giản, chỉ việc dán nhãn vào những gói hàng được chuyển đến qua băng chuyền tự động. Mỗi tội, tôi phải đứng, lại không được nói chuyện cũng như không được nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Bởi xưởng đóng gói nằm dưới tầng hầm. Chúng tôi ăn ở, ngủ nghỉ luôn ở trong đó. Tiền có lẽ sẽ được nhân đôi. Tôi dù thích tiền nhưng thi thoảng vẫn tự hỏi, ở đây mà xảy ra cháy nổ thì lối nào thoát thân?
Thiện tai, thiện tai. Tôi rùng mình vả vào cái miệng xúi quẩy của mình hai cái. Cô nàng đứng đối diện ngẩng lên nhìn tôi một cách cổ quái. Tôi làm mặt quỷ đáp lại cô ta, cô ta liền cúi xuống lặng thinh. Đúng là vô vị và buồn chán. Tôi ngước mắt lên trần nhà phùng mang trợn má thở dài. Chiếc camera quay trái quay phải, quay đúng về phía tôi. Tôi lè lưỡi nhìn thẳng vào nó. Ông trời ơi! Bao giờ tôi mới hết kiếp nạn.
Ngày thứ bảy, chân tôi tê dại, muốn đứng cũng không được, ngồi cũng không xong.
Tôi tự hỏi mình, thân thiết với Nhã Lan là tốt hay là sai? Không có câu trả lời.
Tôi lại tự hỏi Kim Anh cố ý hành hạ tôi phải không? Không có câu trả lời.
Tôi tự hỏi Phượng có về nhà không. Không. Tôi có câu trả lời.
Tôi sung sướng tự mình hỏi thêm vài câu nữa. Có câu trả lời được, có câu thì không.
Đến cuối cùng, tôi tự hỏi, sao xưởng đóng gói lại ở đây? Sản xuất lẽ ra ở ngoài khu công nghiệp cơ mà.
A! Biết rồi. có lẽ nào lô hàng lỗi? Lỗi nên mới phải xử lý trong tầng hầm kín thế này. Vấn đề thông thoáng nhà xưởng, người tầm thường như tôi cũng nghĩ đến rủi ro, lẽ nào bọn tư bản các người không nghĩ đến. Tự dưng ngộ ra được chân lý. Tôi thích thú cúi xuống nhìn gói hàng và những chiếc tem.
Trước đây, khi học đại học, tôi ở cùng cô bạn học khoa thiết kế vải. Môn học của cô ấy có vẻ khó nên suốt ngày, cô ấy rả rích bên tai tôi những thuật ngữ chuyên ngành. Tôi lúc ấy tuy không chú ý nhưng vẫn nhớ cái ký kiệu Pe và Co/Pe rõ ràng rất khác nhau về tính chất. Ở đây cũng xuất hiện hai ký hiệu ấy. Một ở trên tem, một in ở hộp hàng. Có điều tất cả nhãn cùng loại Pe nhưng hộp hàng lại hiển thị chữ Co/Pe. Tôi hét lên thất thanh:
- Chết rồi, chết rồi, nhầm rồi.
Cô gái đứng đối diện tôi bị làm cho giật mình nhấn nút báo khẩn cấp bên cạnh.
Trong phút chốc, tầng hầm nháo nhác, toàn người là người vây xung quanh tôi.
Tôi ngước mắt lên đúng lúc giám đốc nhân sự phóng tầm mắt xuống xé nát trái tim tôi.
Cao, đẹp trai, trẻ. Đó là ba tính từ miêu tả chính xác nhất về anh. Có điều lúc này đây, tôi không tâm trạng nào để thưởng thức.
Kim Anh xé nát màng nhĩ tôi:
- Cô bị điên à, cô có biết trường hợp nào mới được phép nhấn nút khẩn cấp không?
Thì ra đây là nút báo khẩn cấp - nút cảnh báo nguy hiểm của nguy hiểm. Có lẽ nghe thấy từ chết mà cô nàng kia hoảng sợ nên ấn phải. Cô ta nhún vai nhìn tôi vô tội. Tôi cũng tỏ vẻ vô tội nhìn Kim Anh.
- Em không biết.
Kim Anh tức tái mặt, cô ta vung tay lên, tôi phản xạ tự nhiên né, né đâu không né, né đúng về phía giám đốc nhân sự Phan Vũ.
- Tại hàng lỗi. Tôi bối rối nhìn anh đang đỡ mình. Anh nghe thấy tôi nói thế thì cau đôi lông mày, khẽ gằn giọng.
- Kim Anh.
Kim Anh mặt cắt không còn giọt máu. Tôi thấy thế mà hoảng hốt, run sợ.
Phan Vũ rỉ tai một người đàn ông bên cạnh, sau đó quay sang tôi:
- Cô tên là gì?
- Em tên Vy.
- Cô Vy. Theo tôi lên đây một lát.
- Vâng.
Tôi liếc nhìn Kim Anh, liếc nhìn tầng hầm một lượt. Tôi theo Phan Vũ lên tầng 21.
Woa! Tòa nhà này 21 tầng. Vậy nghĩa là, tôi đang thẳng tiến lên tầng thượng đỉnh rồi ư.
Đứng cạnh giám đốc Phan Vũ điển trai, tâm trạng tôi có chút phức tạp.
- Cô cảm thấy nguy hiểm? Phan Vũ lên tiếng khi cánh cửa thang máy tầng 21 vừa mở ra.
- Tầng thượng đỉnh này có vẻ kì bí. Nhưng đi với giám đốc, tôi lại thấy an tâm.
Tôi cẩn thận trả lời anh ta.
Phan Vũ khẽ cười. Anh đưa tôi vào một căn phòng nhỏ, có một chiếc ghế nhỏ, một chiếc bàn cũng không lớn lắm vừa đủ đặt một chiếc máy tính.
Tôi ngồi vào chiếc ghế nhỏ đó, anh ngồi vào chiếc đối diện trước bàn đặt máy tính.
Anh gõ tay, nhìn thẳng vào mắt tôi. Tôi phút chốc cảm tưởng như mình là kẻ tội phạm đang bị bức cung.
- Cô tên là gì?
- Em tên là Vy. Tôi ngạc nhiên khi Phan Vũ hỏi lại tên tôi.
- Trần Tường Vy. Tôi xác nhận một lần nữa.
- Có biết vì sao tôi gọi cô lên đây không?
- Dạ không.
- Tại sao cô lại ở đây?
- Hả? Tôi há miệng ngạc nhiên.
- Vì hồ sơ của cô không được lưu trữ trong phòng nhân sự. Điều đó có nghĩa là cô không phải là người của công ty.
- Nhưng em làm việc ở đây một tháng... Tôi hoảng hốt chưa kịp nói hết câu thì Phan Vũ ngắt lời tôi lại.
- Những chuyện khác, tôi không quan tâm, tôi chỉ biết hiện tại cô đang xâm phạm trái phép tầng hầm bảo mật của công ty. Camera giám sát đã ghi lại hình ảnh.
Một giây, hai giây...
Một phút, hai phút...
Mười phút sau, tôi mới hoàn hồn, tôi chắp vá lại các sự kiện.
Khi nghe Phan Vũ nói hồ sơ của tôi không được lưu trữ trong phòng nhân sự, tôi vốn tưởng tháng này mình làm không công rồi. Nhưng mọi chuyện hình như không có đơn giản như vậy. Cái gì mà camera, cái gì mà xâm phạm trái phép, cái gì mà tầng hầm bảo mật. Những câu nói này mang nặng tính chất pháp luật. Tôi nín hơi bình sinh, nói một câu thật lạnh lùng:
- Vậy thì các anh nên kiện tôi.
Phan Vũ chớp mắt ngạc nhiên ba giây. Sau đó anh mỉm cười:
- Tôi đang thảo đơn.
- Vậy tôi ngồi chờ. Khi nào xong, anh giải tôi đi một thể.
- Cô không sợ?
- Có, tất nhiên là có.
Phan Vũ gõ gõ bàn tay nhìn chờ đợi. Camera quay trái, quay phải. Tôi nhằm đúng hướng nó chiếu vào mình, tôi nhoài người ghé sát vào tai anh ta thì thầm giọng gió.
- Anh có sợ không? Vợ anh đang ngồi trước Camera giám sát kìa.
Phan Vũ bật cười thành tiếng. Ánh mắt anh ta nhìn tôi sâu thẳm, tựa như hồ không đáy. Tôi bất giác rùng mình. Có ai đó nói có thể giết người bằng đôi mắt, thì miêu tả ấy thật chuẩn xác trong hoàn cảnh này. Ánh mắt Phan Vũ lộ khí sát thương.
Tay tôi hơi run run nhưng vẫn cố đáp trả anh ta một nụ cười.
- Đánh vào điểm yếu của một người đàn ông. Cô có biết hậu quả thế nào không?
Phan Vũ nhìn tôi thích thú.
Tôi chống tay, day trán.
- Không. Nhưng anh đừng kích thích sự ham muốn của người đàn bà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét