Chương 5: Người nắm
giữ cơ hội.
Trong tình yêu, người có
được hạnh phúc là người biết nắm giữ cơ hội. Tôi đã xem ở đâu đó rất nhiều bộ
phim truyền hình thần tượng nói về tình yêu. Nội dung đại khái xoay quanh việc
cô ấy yêu anh nhưng anh lại yêu người khác. Vì vậy mà cô ấy đau khổ vật vã một
thời gian với mối tình đơn phương của mình.
Đến khi đỉnh điểm của nỗi
đau, sức chịu đựng đã đến điểm giới hạn. Cô ấy đánh cược tình cảm của mình
trong một ván bài. ''Đúng! Tôi yêu anh ấy.'' - Cô ấy thừa nhận. Và giây phút
ấy, cô bắt đầu có được trái tim của anh.
Thế nhưng, trong tam giác ái
tình, hạnh phúc của người này lại là bi kịch của người kia. Tôi tự hỏi, tôi
đang diễn vai nào trong ba nhân vật ấy.
Ban đầu, tôi là người anh ấy
yêu nhưng sau cùng anh lại ở bên người khác. Có lẽ, tôi nên chúc phúc cho người
khác ấy vì người khác ấy đã biết nắm giữ cơ hội hạnh phúc của mình.
Nhưng phải làm thế nào đây,
khi tôi biết, tôi hãy vẫn còn yêu anh lắm?
Hôm nay là chủ nhật, mẹ gọi
tôi về nhà. Nhà tôi cách chỗ làm khoảng 20 cây số. Tôi chỉ cần một chuyến xe
bus là có thể về đến tận cửa nhà mình.
Tôi đón chuyến xe bus đầu
tiên nên chỗ ngồi khá là rộng rãi. Tôi thoải mái chọn cho mình vị trí ngồi gần
cửa sổ. Tôi tựa đầu vào thành xe ngắm nhìn những dòng người đang qua lại trên
con phố.
- Có muốn nghe nhạc không?
Ai đó đưa cho tôi một tai
phone trước mặt. Tôi lắc đầu từ chối.
- Bạn không thích à?
Người ấy lại tiếp tục hỏi.
Tôi gật đầu không nói gì. Không phải tôi không thích nghe mà đơn giản tôi không
muốn nghe nữa. Tôi vốn đã bảy năm. chỉ nghe qua tai phone duy nhất một bài hát
- bản tình ca đầu anh viết cho tôi. Thế nhưng, thời gian trôi qua, bài hát vẫn
còn, cảnh vẫn còn nhưng người yêu dấu của tôi không còn nữa.
- Bạn về đâu? - Tôi quay
sang nhìn người bên cạnh. Tôi bỗng muốn nói chuyện với ai đó để đầu óc mình
khỏi suy nghĩ vẩn vơ.
- Thùy Lâm. - Cô gái nhìn
tôi reo mừng.
Tôi ngạc nhiên nhíu mày,
trông cô ấy khá quen nhưng sự thật tôi không nhận ra cô ấy.
- Mình là Duyên, Duyên dịu
dàng, học cùng lớp với cậu, không nhận ra mình ư?
- A! Nhớ rồi, cô bé hiền
thục nhất lớp. - Tôi vỗ tay đen đét. Thật là không nhận ra cô ấy đấy. Cô nàng
sống khép mình ít nói năm nào bây giờ lột xác thành một tiểu yêu, tóc tém lém
lỉnh.
- Cậu đang làm gì rồi. - Tôi
chống tay vào thành xe nhìn cô ấy.
- Mình là huấn luyện viên
Karate.
- Hả. Tôi sửng sốt ngoác
miệng nửa ngày không khép lại được.
Ngày xưa, Duyên là một cô bé
yếu đuối, thể lực rất kém. Cô ấy dường như chẳng chơi với bất kể một ai trong
lớp. Tôi nhớ trong lần đại hội thể dục thể thao năm lớp 11, tất cả con gái các
lớp đều phải tham gia môn điền kinh. Thành tích của lớp sẽ được tính bằng tổng
thành tích của các thành viên. Lớp tôi có ba bạn đạt vị trí dẫn đầu nhưng thành
tích của Duyên không đạt thời gian yêu cầu nên lớp tôi bị loại khỏi danh sách
xét thưởng.
Một câu sâu làm rầu nồi
canh. Tôi nhớ, Duyên đã bị mắng như thế. Sau đó, giáo viên dạy thể dục cũng
không ngừng trì triết cô trong các tiết học về sau đó. Kỳ cuối năm lớp 12,
Duyên hình như bị đánh rớt môn thể dục mà không đủ tiêu chuẩn dự thi tốt
nghiệp. Ấy thế mà, bây giờ cô ấy trở thành một võ sư - một cô gái mạnh mẽ, đầy
tự tin, đầy nhiệt huyết. Bái phục, bái phục quá!
Ấn tượng của tôi về Duyên
không nhiều. Khoảng thời gian đó, tôi chơi thân thiết với nhóm Kiều Dương. A!
Nhớ thêm một chi tiết nữa, khi bạn bè trong lớp quay lưng lại với tôi, cô ấy
cũng không thèm nói chuyện với tôi. Tôi véo má Duyên hỏi lý do ngày xưa, tại
sao như thế.
Cô cười như nắc nẻ, vừa cười
vừa nói:
- Ngày xưa, mình có như thế
sao. Mình không nhớ đâu. Khoảng thời gian ấy, mình phải uống thuốc trầm cảm
đấy.
- Thế ư? - Tôi xoa má Duyên
cười trừ.
Con người đáng khâm phục
nhất chính là sự nỗ lực, nỗ lực và nỗ lực. Biến điểm yếu của mình thành thế
mạnh của mình. Trên thế giới này, không có gì là ta không làm được, chỉ cần có
niềm tin và cố gắng. Bằng chứng sống đang ngồi lù lù bên cạnh tôi. Mớ tơ vò
trong lòng tôi bỗng dưng được gỡ rồi.
Sự thật là nếu tôi không
muốn nghe bản tình ca đầu anh viết cho tôi nữa. Vậy thì, tôi sẽ không là người
nghe nữa. Tôi sẽ là người viết, viết nốt nhạc kết thúc cho hạnh phúc của bản
thân tôi. Dám yêu thì dám bày tỏ, còn yêu, còn không từ bỏ. Trong tình yêu,
người có được hạnh phúc là người biết nắm giữ cơ hội.
Chuyến xe bus vốn dài đằng
đẵng hôm nào. Thì hôm nay, nháy mắt cái đã tới điểm tôi cần xuống. Tôi cầm tay
Duyên lưu luyến câu chuyện về nghị lực trở thành võ sư của cô ấy còn đang kể
dang dở. Tôi giúi vào tay cô ấy số điện thoại cô ấy và gọi với lại: liên lạc
thường xuyên nhé.
Tôi xuống xe, chiếc xe lăn
bánh rồi mất bóng dần trên đoạn đường cong queo.
Nhà tôi cách điểm dừng xe
vài trăm mét. Tôi xách vali rảo bước đi bộ về nhà mình.
- Đồ chết dẫm. Bây giờ mới
thèm ló mặt về.
Vừa vào đầu ngõ, tôi chưa
kịp nhìn thấy mẹ đã nghe tiếng chửi của bà. Mẹ tôi hay như thế lắm, khẩu xà tâm
phật. Hồi bé, tôi làm chuyện gì sai, mẹ cầm roi đánh tôi không thương tiếc.
Nhưng đánh xong rồi, bà lại chạy vào một chỗ khóc thút thít thương tôi.
Biết tính bà như vậy nên tôi
cũng hay nói trêu:
- Mẹ như Vũ Dung ma ma, ai
dám về chứ.
Vũ Dung là một ma ma tổng
quản độc ác trong phim Hoàn Châu Cách Cách. Mẹ tôi rất ghét nhân vật ấy. Vì bà
ghét, tôi mới hay trêu bà. Lúc ấy, dù bà đang làm gì, bà cũng dừng hết lại đánh
mông tới tấp. Hôm nay cũng thế, hai mẹ con đuổi nhau ầm ĩ xung quanh nhà.
Bố tôi từ trên gác chạy
xuống nói hùa thêm mấy câu:
- Vũ Dung không được hại
Cách Cách của ta.
Mẹ tôi ba máu sáu cơn bấu véo
ông một cách kinh khủng khiếp.
Tôi chạy lại ôm chặt lấy bà
hét lên:
- Phụ hoàng, người mau chạy
đi.
Bà càng vùng vẫy, tôi càng
ôm chặt, bà điên tiết, vung chân tay tôi loạn xạ. Bố tôi cười như nắc nẻ, tôi
cũng cười như nắc nẻ, một lúc sau bà cũng cười như nắc nẻ.
Một nhà ba người cứ thế,
chơi trò gia đình hoàng cung suốt những năm tháng thời thơ ấu của tôi. Đến tận
bây giờ, tôi đã 25 tuổi, gia đình tôi vẫn ấm áp và hạnh phúc như thế.
- Mẹ, con muốn mãi mãi như
thế này.
Tôi vòng tay ôm lưng mẹ đang
ở trong bếp. Đôi lưng này, tôi đã làm còng đi khi hồi nhỏ, suốt ngày tôi bắt bà
cõng.
Bà đang thái rau, liền bỏ
dao xuống, véo hai má tôi một cách không thương tiếc:
- Tôi già rồi, không nuôi
báo cô được cả đời. Cô mau biến đi cho khuất mắt tôi.
- Ứ ý. - Tôi như một đứa trẻ
làm nũng với bà.
Thực ra, đối với người mẹ,
đứa con có lớn thế nào vẫn bị coi như là một đứa trẻ. Bà suốt ngày giục tôi lấy
chồng nhưng nếu tôi về nhà có đi chơi với thanh niên nào trong xóm là bà hỏi
lên hỏi xuống, hỏi đông hỏi tây, hỏi đến chính diện:
- Cậu có đảm bảo không khiến
Thùy Lâm nhà tôi rơi một giọt nước mắt nào không?
Câu hỏi khó như kiểu cậu thể
hái sao trên trời xuống cho con gái tôi được không. Con người ta nhiều khi mừng
còn rơi nước mắt huống hồ là khổ đau. Thành thử ra, có anh chàng nào có ý với
tôi, đều bị mẹ tôi làm cho kinh hồn bạt vía sợ chạy mất dép. Dì ruột tôi thấy
vậy thì ra sức khuyên ngăn nhưng tôi lại vô cùng hả hê, thích chí. Trái tim tôi
khi ấy chỉ muốn dành chỗ chờ anh về.
Nhưng hôm nay về, mẹ tôi
dường như được dì tôi đả thông tư tưởng. Mẹ vuốt tóc tôi ân cần bảo:
- Con đi trang điểm một chút
đi. Dì Vân với đứa cháu con bạn dì ấy đến ăn cơm. Cậu ta nghe nói đang làm
giảng viên đại học. Gia đình nền nếp, mẹ thì mất sớm, giờ chỉ còn bố đã nghỉ
hưu. Cậu ta là con một nên rất hiếu thảo với bố. Con hậu đậu thế này, lấy cậu
ta thì không phải lo áp lực mẹ chồng, chị em dâu. Bố cậu ấy hơi bảo thủ, khó
tính một chút nhưng chỉ cần con sau này khéo léo, biết đối nhân xử thế thì cũng
không có vấn đề gì cả.
- Hả, mẹ ơi. Không phải xem
mắt đấy chứ. Còn chưa gặp anh ta mà mẹ đã làm như sắp lấy anh ta đến nơi rồi.
Nhỡ anh ta không thích con thì sao. - Tôi sửng sốt nhìn mẹ.
- Đứa nào không thích con
thì đúng là không có mắt. - Mẹ tôi trừng mắt lại khiến tôi kinh hồn bạt vía.
Theo như thánh chỉ của mẫu
hậu đại nhân, mẹ tôi bắt tôi ra quán thẩm mỹ đầu phố, trang điểm làm tóc. Tôi
khóc không ra nước mắt mặc cho đám tiểu yêu vật lên vật xuống, trát cái nọ,
trát cái kia lên mặt tôi.
Mười một giờ trưa, chiếc xe
ô tô màu trăng nhãn hiệu Ford đậu trước nhà tôi.
Tôi từ trên lầu ngó xuống,
chỉ là giảng viên đại học thôi mà đã mua được xe ô tô riêng ư, thật ngưỡng mộ
quá. Anh chàng này nghe nói hơn tôi một tuổi, tôi nhìn lại bản thân mình, đến
chiếc xe máy tử tế cũng chẳng có mà đi. Haizz! Tôi thương thay cái thân phận
nghèo khó của mình.
- Thùy đâu. Cái Thùy đâu.
Dì Vân của tôi là một người
phụ nữ hiện đại, đẳng cấp. Chồng dì ấy là giám đốc một công ty thủy sản nên về
căn bản, cuộc sống của dì ấy rất thượng lưu. Gia đình thượng lưu nên phong cách
cũng thượng lưu. Dì ấy gọi tôi mà giọng nói rất sang chảnh.
Tôi vội vàng phi xuống,.
- Con chào dì.
- Con bé này, càng ngày càng
xinh nha. Ở cùng thành phố mà không có bén mảng đến thăm dì lấy một lần nào.
- Thành phố lớn vậy, từ chỗ
con làm đến chỗ dì xa gấp rưỡi đoạn đường về nhà con. - Tôi phụng phịu nhìn dì
Vân.
- Đừng có lẻo mép. Ra giúp
anh Tuấn mang đồ vào đi.
Tôi vâng dạ, chạy ra giúp
người đàn ông đang lúi húi đằng sau xe.
- Em chào anh. - Tôi đon đả
chào hắn.
- Ừ, anh chào em.
Ngạc nhiên quá! Trái đất
thật tròn nha. Anh Tuấn mà dì Vân nói lại là Hoàng Thái Tuấn nức tiếng năm xưa.
Thật không ngờ, người con trai lười học nhất khối, nghich ngội nhất khối. Ở cái
tuổi học sinh trong trắng và thuần khiết thì tâm hồn anh ta đã nhuốm màu đỏ của
rượu vang, của quán bar, của sàn nhảy. Thật không ngờ, bây giờ anh ta lại làm
cái nghề cao quý nhất trong các nghề. Hoàng Thái Tuấn ơi là Hoàng Thái Tuấn,
anh làm giáo viên để bỏ tro vào mắt con nhà người ta ư.
Tôi nhìn Hoàng Thái Tuấn với
nụ cười méo xệch nhưng tuyệt nhiên không dám phát ra cái ý nghĩ ấy.
- Hai đứa quen nhau ư? - Bố
tôi thấy tôi đứng như trời trồng thì lên tiếng.
- Vâng. Bọn cháu học cùng
cấp ba.
- Cháu học cấp ba ở đây ư?
Sao bảo cháu sống ở nước ngoài từ bé. - Dì Vân tôi ngạc nhiên nhìn Hoàng Thái
Tuấn.
- Đầu lớp 12, mẹ cháu mất,
cháu về Việt Nam sống với bố.
A! Thì ra là thế. Xuất thân
của Hoàng Thái Tuấn này thật không bình thường nha. Thảo nào, hồi đó anh ta
xuất hiện lại có nét phóng khoáng hấp dẫn đến thế. Hóa ra là đã từng sống ở
trời Tây. Thế mà chơi với nhau gần một năm như thế, tôi không hề hay biết gì vì
anh ta.
Chợt nhớ ra điều gì, tôi
đứng khựng lại hỏi:
- Không phải, anh là giáo
viên dạy sinh học đấy chứ.
Câu hỏi tôi phát ra đến đầu
lưỡi, hận không thể nuốt vào. Bố tôi, mẹ tôi, dì tôi trợn tròn mắt ngạc nhiên.
- Đúng rồi, em thật hiểu
anh. - Thái Tuấn véo má tôi, mỉm cười.
Mẫu hậu đại nhân, anh ta sàm
sỡ con này. Tôi đánh mắt về phía mẹ tôi. Bà xưa nay, chỉ ưa người lịch sự, cực
ghét người tùy tiện. Thế nhưng, bà lại vô cùng đắc ý.
- Chúng nó thật hợp nhau. -
Mẹ tôi tủm tỉm cười.
Thật là khóc không ra nước
mắt.
Bữa ăn hôm đấy, năm người -
mỗi người một tâm trạng. Mẹ tôi rất hài lòng về cuộc sắp xếp này. Dì tôi thì vô
cùng thỏa mãn, thậm chí tôi cảm thấy dì rất đắc ý. Tôi chột dạ, không biết dì
liệu có đưa đứa cho ruột này là tôi, cho cuộc trao đổi kinh doanh nào đó của dì
không. Chỉ có bố tôi là hiểu tôi, ông nhìn tôi lo lắng. Còn Hoàng Thái Tuấn,
tôi không đoán được ý anh đằng sau đôi mắt nheo lên mỗi khi cười ấy. Anh có nụ
cười thật quyến rũ mà. Trước kia cũng thế, bây giờ cũng thế, con người ai nhìn
thấy cái đẹp cũng có chút dao động.
Tôi cũng thế, tôi cũng không
phải thánh nhân. Nhìn thấy trai đẹp, tôi cũng thích ngắm đấychứ. Nhất là đôi
môi nở ra nụ cười ấy của anh, tôi bất giác nhớ về cái hôn đầu đời của mình bị
hắn cướp.
Choang! Tô canh trước mặt bị
tôi vô ý đánh đổ, rơi vỡ tan tành về phía Hoàng Thái Tuấn.
- Có sao không? - Mẹ tôi xót
xa nhìn vết bỏng trên tay Thái Tuấn.
Canh vừa mới đưa ra còn rất
nóng. Tôi rùng mình nhìn ánh mắt đầy sát khí của mẹ.
- Đưa anh Tuấn lên lầu bôi
thuốc đi. - Mẹ trừng trừng nhìn tôi.
Tôi lập cập dắt Hoàng Thái
Tuấn lên lầu.
- Xin lỗi nha! - Tôi lí nhí
xin lỗi hắn.
Hắn một tay không bị thương
véo má tôi.
- Không sao.
- Anh cứ thích véo má tôi
vậy.
Tôi điên tiết nhẫn mạnh vào
vết bỏng của hắn một cái. Thái Tuấn nhăn mày, tôi tủm tỉm đắc chí.
- Không phải nụ hôn năm ấy
là nụ hôn đầu đời đấy chứ.
Lần này, tôi và hắn đổi vai.
Tôi nhăn mặt đỏ bừng, hận không đổ nốt bàn canh còn lại lên tay hắn.
- Thật không ngờ, anh lại là
giáo viên. - Tôi lảng vấn đề nhạy cảm của mình sang câu chuyện khác.
- Thì cũng như nhau thôi. -
Thái Tuấn trả lời nhẹ tênh.
Là sao? Tôi không hiểu.
- A! - Tôi gật gù.
- Giảng viên sinh học chuyên
nghiên cứu sinh lý cơ thể người. Vậy là anh phải giảng bài cả ngày lẫn đêm rồi.
Vô liêm sỉ như nhau.
Dĩ nhiên, câu cuối cùng, tôi
không hề nói.
- Đúng. Nhưng nếu học sinh
là em, anh sẽ không thu học phí.
- Vô lại. - Tôi trừng mắt
nhìn Thái Tuấn.
Tôi không hiểu mẫu hậu đại
nhân của tôi sáng suốt thế nào. Chọn đi chọn lại mà chọn ngay phải tên
này.
Hết bữa ăn, tôi khích mẹ tôi
đặt câu hỏi truyền kiếp: ''Anh có đảm bảo không bao giờ làm con gái tôi rơi
nước mắt một lần nào không?''
Nhưng không, mẹ tôi kiên
quyêt không hỏi. Mà trái lại, dì tôi ở lại nhà tôi chơi vài hôm. Và buổi chiều,
Thái Tuấn chở tôi lên thành phố.
Chiếc xe của hắn thật sang
trọng nha. Tôi ngắm lên ngắm xuống nhưng quyết nhìn hắn lấy một lần. Hắn cao
tay hơn không thèm nói với tôi một tiếng. Chiếc xe cứ thế vun vút lao đi. Tôi
giơ cờ trắng chịu thua. Tôi không mở lời thì hắn đâu có biết cần đưa tôi tới
chỗ nào.
Thái Tuấn mãn nguyện vì
chiến thắng ấy. Đến trước cửa phòng trọ tôi, hắn xông xáo mở cửa xe. Tôi bước
xuống, hắn liều lĩnh thơm vào má tôi một cái.
Đúng là bỉ ổi mà. Tôi phóng ánh
mắt hình viên đạn nhìn hắn, Thái Tuấn đã đóng cửa xe lao đi vun vút.
- Người yêu chị Thùy thật
đẹp trai nha.
Tôi giật mình quay lại thì
thật Yến Nhi đang cầm que kem trước mặt. Một tay còn lại đang khoác tay bạn
trai tổng giám đốc.
Tim tôi nghe răng rắc những
tiếng vỡ vụn. Tôi cố nặn ra một nụ cười.
Tôi và Yến Nhi hỏi han khách
sáo nhau một vài chuyện. Hải Lâm bên cạnh lạnh lùng không nói một câu nào. Anh
coi tôi bây giờ đến người xa lạ cũng không bằng ừ. Một câu chào xã giao cũng
không hề có. Anh coi tôi là không khí chắc.
Hai người họ khoác tay nhau
rời đi. Tôi cô đơn, quay lưng lại một mình. Tôi tự hỏi bản thân có nên đặt dấu
chấm cho bản nhạc tình cảm của mình. Có lẽ tôi và anh vốn đã không còn cơ hội.
Tác giả: Ngọc Phạm Như
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét